Đã từng có một tranh luận nổi tiếng trên mạng xã hội như thế này: Người ta chỉ thấy mẹ nghèo thương con, thế mẹ giàu thì không thương con sao?

Cách giáo dục của các thế hệ trước thường gắn với việc khen ngợi nỗi vất vả, khổ cực của cha mẹ khi nuôi con. Người ta dạy con bằng cách chỉ ra rằng cha mẹ, ông bà ngày xưa đã cực khổ không ít, làm con cháu phải biết ơn, học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với sự hy sin của gia đình.

Nuôi dạy con theo kiểu này có tác dụng hay không? Có lẽ trước đây thì có nhưng hiện tại, nó đang dần cắt đứt mối quan hệ cha mẹ con cái, khiến con cái rơi vào cảnh hoang mang, bất lực.

Gần đây, có một nữ sinh đã đăng tải một đoạn clip khá bình thường, nhưng lại gây ra nhiều ý kiến tranh cãi. Cô con gái tự nhận rất ghét tính cách “tự chuốc lấy rắc rối” của mẹ mình.

hình ảnh

Ảnh BJH

Trong video, giữa trưa nắng nóng, mẹ nữ sinh ngồi xổm cạnh nắp cống và nhổ lông vịt. Thật ra trong sân có chỗ râm mát để nhổ lông vịt, và cũng không phải là giỗ quảy gấp gáp gì. Làm vịt chỉ để buổi chiều nấu ăn trong nhà mà thôi.

Lúc này, cô gái thuyết phục mẹ hoặc là vào chỗ râm mát làm, hoặc là đợi đến khi bớt nắng, cô sẽ ra giúp mẹ làm vịt. Công chuyện cũng không gấp gáp, việc gì phải làm tình làm tội bản thân mình như vậy. Huống gì mẹ tuổi cũng đã cao, người khác nhìn vào còn nghĩ con cái bất hiếu, bạc đãi mẹ già.

Nhưng người mẹ không nghe lời thuyết phục của con. Không những vậy, bà còn khiển trách con gái “con nhà lính tính nhà quan”, cho rằng con gái sợ nắng vì không chịu được gian khổ. Cả đời bà không sợ cực sợ khổ, tuổi trẻ không chịu được gian khổ thì còn làm được những điều lớn lao gì trong tương lai?

hình ảnh

Ảnh BJH

Cuối cùng, cô con gái chỉ biết nhìn mẹ tiếp tục nhổ lông vịt một mình giữa trời nắng nóng. Thuyết phục cách mấy cũng không được.

“Nếu tôi ra đó làm cùng mẹ, lần sau mẹ tôi lại sẽ tiếp tục như vậy. Tôi cũng có công việc, về nhà để nghỉ ngồi chứ đâu phải hành xác. Nhưng mẹ tôi cực kỳ hào hứng với việc tự làm khổ bản thân mình, rồi kéo con cái khổ theo cho biết mùi. Tôi có phải là đứa con không nên được sinh ra hay không?”, cô gái viết dưới đoạn clip.

Thoạt nhìn, video này không có gì đặc biệt, chỉ là khung cảnh bình thường trong hàng ngàn gia đình, tuy nhiên, khi nhìn người mẹ vất vả này dưới góc nhìn của một người ngoài cuộc, nhiều người sẽ cảm thấy ngột ngạt, tức giận và bất lực. Làm con kiểu gì mà để mẹ phải một mình nhổ lông vịt giữa trời nắng nóng?

Từ lâu, các bậc cha mẹ đã có thói quen ca ngợi sự đau khổ khi giáo dục con cái và tự hào về những đau khổ mà mình đã trải qua. Đúng là đau khổ có thể mài giũa ý chí và sự kiên trì của một con người, nhưng có những đau khổ hoàn toàn có thể tránh được. Nhưng cha mẹ lại nhất quyết thể hiện sự cực khổ của mình trước mặt con cái. Cách làm này có thể gây ra kết quả không như mong đợi, con cái chỉ cảm thấy mình đang bị “hành” và không tôn trọng cha mẹ. Một người thậm chí còn không thể yêu chính mình, làm sao có thể cộng hưởng với con cái trong mối quan hệ cha mẹ và con cái?

hình ảnh

Ảnh BJH

Về vấn đề này, một số cư dân mạng đã tóm tắt nỗi buồn của các bậc cha mẹ thế hệ trước: họ coi chịu khó là một đức tính tốt, và khi lối suy nghĩ này đã ăn sâu vào xương tủy, nếu con cái chọn cách thoải mái hơn, thì đó là con sai chứ không phải cha mẹ sai. Nhiều bậc cha mẹ sinh ra trong thời đại mà điều kiện vật chất còn tương đối lạc hậu, tin chắc rằng có đau khổ mới có được phần thưởng, họ quen hát về nỗi đau khổ và lòng biết ơn. Những điều ấy liệu có còn phù hợp? Dưới phần bình luận có người chia sẻ với cô gái:

“Tôi về nhà bằng xe lửa mất 40 tiếng, nhưng mẹ tôi m.ua ghế cứng cho tôi thay vì toa nằm. Bà nói rằng nó sẽ giúp tôi rèn luyện sức khỏe, trong khi gia đình tôi không từng đến nỗi không đổi được giường nằm cho tôi.”

“Gia đình tôi mua một chiếc máy giặt lồng quay mới. Mẹ tôi nhất quyết giặt quần áo bằng tay. Mẹ còn nói tụi trẻ ngày nay không chịu nổi vất vả. Tôi thật sự không biết phải nói sao?”

“Niềm vui và sự thoải mái của tôi chính là tội á.c đối với bố mẹ chồng tôi. Tại sao phải dùng robot hút bụi, tại sai phải ra ngoài ăn, tại sao phải đi spa? Cũng may tôi không sống cùng họ.”

Cha mẹ tự cho mình là người ảnh hưởng đến con cái họ như thế nào?

Trong cuộc sống, do kinh nghiệm sống và trình độ học vấn nên không ít bậc cha mẹ hình thành kiểu tự chủ. Những bậc cha mẹ như vậy thường đề cao sự cống hiến, hy sinh của mình và mong được con cái biết ơn, công nhận bằng cách ca ngợi sự vất vả của họ. Tuy nhiên, loại hành vi này đã mang lại những tác hại rõ rệt đối với trẻ, khoảng cách tuổi tác khiến trẻ không thể hiểu đúng tâm tư của cha mẹ, trẻ sẽ hoang mang về một số đau khổ không đáng có mà mình buộc phải đối mặt. Thứ hai, các bậc cha mẹ tự chủ cũng thường bỏ qua sự quan tâm, hỗ trợ mà con mình thực sự cần, chỉ chú ý xem mình đã nhận được đủ sự công nhận, khen ngợi hay chưa.

Cũng như bà mẹ ngồi nhổ lông vịt giữa trưa nắng nóng này. Bà cho rằng đó là sự hy sinh, tận tụy vì gia đình, con cái. Nhưng liệu con cái có biết ơn cha mẹ, hay lại ngán ngẩm đăng lên mạng xã hội?