Cùng với việc tuyên án 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, tòa cũng đưa ra một số kiến nghị về điều tra giai đoạn 2 và hướng giải quyết quyền lợi của công dân mua vé về nước.
Hội đồng xét xử kiến nghị tiếp tục điều tra giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu – Ảnh: NAM ANH
Trong bản án vụ chuyến bay giải cứu được Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên chiều nay (28-7), có bốn bị cáo lãnh án chung thân gồm: Phạm Trung Kiên – cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế; Hoàng Văn Hưng – cựu trưởng phòng thuộc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Nguyễn Thị Hương Lan – cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; Vũ Anh Tuấn – cựu phó trưởng Phòng tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Kiến nghị tiếp tục điều tra giai đoạn 2
Ngoài ra, trong 50 bị cáo còn lại, hai người lãnh mức án cao nhất là: cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị tuyên 16 năm tù và Trần Minh Tuấn (giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Thái Hòa) 18 năm tù.
Trong nhóm tội đưa hối lộ của vụ án chuyến bay giải cứu, có 10 đại diện, lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng án treo.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án vụ chuyến bay giải cứu – Ảnh: NAM ANH
Cùng với việc đưa ra phán quyết với 54 bị cáo, hội đồng xét xử cũng kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra ở giai đoạn 2 của vụ án chuyến bay giải cứu các vấn đề được nêu tại kết luận điều tra và cáo trạng.
Đối với số tiền bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn đưa cho Hoàng Văn Hưng với mục đích hối lộ, bị tòa cáo buộc là “thực hiện giao dịch trái pháp luật”.
Do đó, hội đồng xét xử yêu cầu phải truy thu số tiền hơn 18 tỉ mà cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng chiếm đoạt để sung công quỹ Nhà nước.
Toàn bộ số tiền 1,85 triệu USD cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn nộp lại cũng sung công quỹ nhà nước.
Không có căn cứ để xem xét cho khách hàng mua vé chuyến bay giải cứu
Đối với quyền lợi của khách hàng đã mua vé máy bay của các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu, theo bản án hồ sơ không có thông tin, tài liệu về những người đã mua vé.
Cùng với đó, đến nay cũng không có thông tin về chi phí của các khách hàng đã mua vé.
Trong đó, chi phí đưa công dân về nước bao gồm vé máy bay, chi phí cách ly y tế và các chi phí hợp lý khác của doanh nghiệp, chi phí cho các đại lý bán vé và các khâu trung gian khác. Do đó, tòa cho rằng không có cơ sở xem xét giải quyết nội dung này.
Hội đồng xét xử dành cho các công dân đã mua vé yêu cầu các doanh nghiệp giải quyết quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.
News
Bố chồng b:ệ:nh nặng muốn cả nhà đoàn tụ vào dịp lễ, tôi không chịu về nhìn mặt rồi điếng người trước lời chồng nói
Mấy tháng nay, nghe nói bố chồng bệnh nặng, ông muốn cả gia đình tôi về thăm. Chồng tôi dự định sẽ đưa vợ con về quê…
Những ‘bí mật’ về gia đình hào môn chồng Hà Tăng không phải ai cũng biết: Cuộc sống nàng ngọc nữ hiện tại thế nào?
Chồng Hà Tăng có bao nhiêu anh chị em ruột? Mẹ chồng cô giàu có quyền lực cỡ nào?… Đây là những câu hỏi khiến nhiều người…
Cách xưng hô đặc biệt của bà xã Cường Đô La và mẹ chồng, mối quan hệ có tốt như lời đồn giữa lúc công ty chồng đang phải trả nợ 2883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan?
Sau khi kết hôn, Đàm Thu Trang được nhận xét là một nàng dâu khéo léo, thông minh và biết cư xử. Là con dâu hào môn cuộc sống…
Chân dung thiếu gia đồn là chồng sắp cưới của Midu: Con trai “ông vua nhựa Duy Tân”, visual như trai Hàn, học vấn khủng
Trần Duy Minh Đạt – con trai ‘ông vua nhựa’ Duy Tân – hiện đang là cái tên nóng trên mạng xã hội bởi ngoại hình điển…
Con gái đòi ly h:ô:n sau 1 tháng cưới, hỏi lý do nó đỏ mặt nói: “Con xấu hổ lắm”, hôm sau chúng tôi hiểu ra tất cả
Nghe câu chuyện của con gái, tâm trạng của vợ chồng càng nặng nề hơn. – Bố, mẹ! Con và anh Huy… chúng con có thể sẽ…
Vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất 6 tỷ: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ
Thông báo của bà mẹ Trung Quốc trong cuộc họp gia đình khiến người con dâu sững sờ. *Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả…
End of content
No more pages to load