Nuôi con để nương tựa tuổi già dần trở thành điều xa xỉ, thậm chí còn là nỗi đau gặm nhắm những ngày tháng bên kia sườn đồi của bậc sinh thành.

Liệu bây giờ có ai còn tư tưởng về già sẽ nương nhờ bên con cháu khi thế hệ trẻ dần rời xa gia đình chỉ mải miết chăm lo cho cuộc sống riêng của mình, không màng đến trách nhiệm của con cháu?

Ở thế hệ cũ, con cái được xem như của để dành của cha mẹ. Nhiều cha mẹ thậm chí một đời hy sinh vì con, đến già cũng vì hai chữ thương yêu mà dốc lòng chăm cháu như con mọn nhưng rốt cuộc đến lúc tay chân lọng cọng, thân già cũng chỉ biết tự lo lấy thân.

Một câu chuyện có thật ở Thượng Hải cách đây 2 năm từng xoáy vào tâm can của nhiều con cháu thời đại.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Nhân vật chính là Hồ. Dì có hai đứa con nhưng những ngày tháng cuối đời lại chỉ quanh quẩn một mình và ra đi trong cô độc.

Bản thân dì Hồ lúc sinh thời là người hoạt bát, vui vẻ và sống lạc quan. Ai gặp dì cũng đều ấn tượng dì là một người hay nở nụ cười trên môi, lời thăm hỏi trên miệng.

Dì từng trải qua 2 lần đò và cả hai lần đều ly hôn. Khi sống cùng người chồng đầu tiên, dì sinh một cậu con trai. Còn trong lần tái hôn sau này, dì sinh một cô con gái. Khi ly hôn, cả hai con đều theo bố vì dì không đủ khả năng tài chính.

Những năm các con còn nhỏ, dì thường liên lạc với chồng để được gặp con, mua đồ ăn, quần áo đẹp cho con. Cũng như bao bà mẹ khác trên thế giới, món lời lãi lớn nhất trong đời dì Hồ chính là hai mụn này. Dì rất yêu các con và một lòng nghĩ cho cuộc sống hạnh phúc của hai đứa trẻ.

Khi các con dần lớn không, lên cấp 2, rồi cấp 3, vào đến đại học, đi làm, được dựng vợ, gả chồng, có cuộc sống riêng thì các con bắt đầu lãng quên đi người mẹ đã từng đến thăm nom, mua quà cho chúng.

Những cuộc gọi điện thưa thớt dần cho đến khi không còn tiếng reo bất chợt nào trong căn nhà trống trải.

Những lời thăm hỏi cũng bặt tăm theo những hời hợt của bọn trẻ.

Đã không có chồng bên cạnh tỉ tê, tuổi già của dì Hồ đã cô quạnh lại càng thêm buồn tủi khi con cái cũng không thèm ngó ngàng đến mẹ. Dì thèm cảm giác có tiếng cười trong nhà, có ai đó đi đi lại lại nhưng tất cả cũng chỉ là nỗi mong mòn mỏi theo tháng năm. Khi thì lấy cớ bận việc, khi lại ốm đau, con trai, con gái của Dì đến một lời hỏi han đến mẹ còn khó, nói gì đến những lần ghé thăm, báo hiếu.

Để khuây khỏa những năm tháng chậm trôi, dì Hồ kết thân với mấy bạn già, ra công viên khiêu vũ, tụ tập nấu ăn, tán gẫu, thi thoảng lại đi du lịch vài nơi. Nhìn bề ngoài, ai cũng cho rằng tuổi già của dì kể ra cũng nhàn, không phải chịu cảnh làm người giúp việc không công cho con cái.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Visual

Dì có một bà bạn là dì Chu. Họ là hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Tình bạn này ít ra đã sưởi ấm trái tim bà khỏi cô đơn.

Lần cuối, hàng xóm thấy dì Hồ là khi dì đi siêu thị về. Đến cửa, dì thở hổn hể, sắc mặt tái nhợt. Dì Chu lo lắng hỏi thăm, muốn đưa dì Hồ đi viện nhưng dì Hồ gạt di: “Phiền phức. Tôi không đi đâu cả. Nghỉ ngơi lát nữa sẽ qua.”

Dì Chu gật đầu với sự cố chấp của bà bạn già rồi dặn “Vậy đừng nấu gì, tôi làm hoành thánh mang qua cho.”

Sau đó, hoành thành cũng làm xong, dì Chu mang qua nhà cho dì Hồ nhưng gõ cửa một lúc lâu vẫn không có ai trả lời. Nghĩ bụng dì Hồ chắc hẳn đi ra ngoài nên dì Chu trở về.

Mấy ngày sau đó, hàng xóm xung quanh không ai thấy dì Hồ. Họ cũng chỉ nghĩ có lẽ như mọi khi, dì lại đi du lịch hoặc tụ tập đâu đó với vài người bạn.

Vậy mà từ ngày đó, bẵng đi 2 năm, không ai còn thấy dì Hồ đâu nữa. Dì Chu không liên lạc được với dì Hồ nên nghĩ dì đã chuyển về sống cùng con cháu sau đó.

Trong suốt 2năm dì Hồ không lai vãng qua lại, chẳng một ai trong khu xóm hỏi han tin tức gì về dì. Con cháu cũng không hề liên lạc. Chẳng ai nghi ngờ có điều gì đó rất bất thường đã xảy ra. Nhưng chuyện tồi tệ nhất đã đến vào cái hôm dì Hồ đợi nhận hoành thánh từ bà bạn. Dì đã đi âm thầm sau khi cảm thấy không khỏe trong người. Một cách lặng lẽ nhất, một người mẹ ra đi trong cô độc mà chưa nhận được một lời hỏi han từ con cái.

Người đầu tiên phát hiện ra dì là một nhân viên bảo trì khu chung cư. Vì căn hộ dưới phàn nàn tầng trên nhỏ nước giọt xuống căn hộ của họ nên người này mới tìm đến căn hộ của dì Hồ để kiểm tra.

Gõ cửa một lúc lâu không ai mở, nắm tay cửa thì bụi bám dày, nhân viên bảo trì ngó vào bên trong thì phát hiện một bộ xương nằm trên ghế sofa.

Cảnh sát sau đó đến hiện trường và xác nhận dì Hồ đã mất cách đó 2 năm. Hàng xóm lẫn con cháu đều không hề hay biết về sự ra đi lặng lẽ và cô độc của Dì.

Dì Chu hay tin thì khóc lóc tự trách. Suốt 2 năm trời, nếu có con cháu đến hỏi thăm thì dì đã không nằm ở đó buồn tủi lâu đến vậy. Hàng xóm thì một mực nghĩ dì được con cháu đón về ở cùng. Còn con cháu lại không một lời hỏi han hay đến tận nơi thăm hỏi.

Thật ra, mùi hôi thối quanh khu nhà, dân cư ở đó đã một thời gian phàn nàn nhưng trùng hợp là trên sân thượng có người nuôi chim bồ câu. Phân chim bồ câu vốn cũng nặng mùi, lâu dần mọi người đều nghĩ cái gì hôi thối đều là tại bởi mùi phân chim mà ra nên lầm tưởng.

Câu chuyện của dì Hồ là nỗi đau của những người già bị con cái bỏ lại trong cô đơn. Từng một thời gian dài, đây là chủ đề bàn tán của người dân sống quanh khu đó.

Ai cũng nghĩ cuộc đời dì thảnh thơi, sống an nhàn, thật không ngờ lại không hưởng được phúc con cháu. Cả đến lúc mất cũng không một ai bên cạnh dì, không hương khói, không tiếng khóc thương.

Pháp y ghi nhận dì Hồ mất cách đó 2 năm, khi mất 60 tuổi. Nếu có người thân bên cạnh chăm sóc có lẽ dì đã không đi buồn bã như vậy.

Nhìn thấy cuộc sống của dì Hồ lúc sinh thời, mọi người phải thở dài mà rằng con cái nếu không hiếu thảo thì có con hay không hóa ra cũng không khác biệt gì lắm. Tuổi già chỉ có tiền và sức khỏe làm bạn, còn trông mong vào con cái thì rất khó.

Đã sinh con ra về cơ bản mong một món lời trong đời đúng nghĩa đen thì không bao giờ có. Còn nếu với nghĩa bóng, trên phương diện tinh thần thì lại càng mông lung, vô định.