Cuộc tình đẫm lệ của Nguyễn Ngọc Ký với hai người vợ là hai chị em gái ruột không chỉ người dân nơi ông ở là phường 12, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh biết đến.

Tác giả “Tôi đi học” nổi danh cách đây gần nửa thế kỉ bởi cuộc đời ông là một thiên tiểu thuyết về nghị lực và ý chí vượt lên chính mình. Người ta gọi ông là “nhà văn đạp chân” vì ông viết sách, sáng tác thơ đều dùng hai bàn chân. Tấm gương của Nguyễn Ngọc Ký phản chiếu sâu rộng trong mọi tầng lớp đặc biệt là giới học sinh, sinh viên.

(Nguồn: Internet)

Hiện nay thầy còn là nhà tư vấn tâm lý gỡ rối cho hàng nghìn người, nhà diễn thuyết giao lưu truyền cảm hứng, tiếp lửa cho thế hệ trẻ ở hơn 1.500 trường học.

Hiện nay, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký đã về hưu và đang sống cùng vợ tại nhà con gái thứ 2. Dù sức khoẻ gặp nhiều vấn đề, thầy Ký vẫn thường xuyên sáng tác những tác phẩm dành cho thiếu nhi.

(Nguồn: Internet)

Tại Gõ cửa thăm nhà, thầy Nguyễn Ngọc Ký chia sẻ những bài văn, vần thơ. Đây không chỉ là tinh hoa chắt lọc suốt hơn nửa thế kỷ của quá trình cố gắng phấn đấu không mệt mỏi còn là “cứu cánh” giúp thầy chiến đấu với bệnh tật hằng ngày.

(Nguồn: Internet)

Có thể nói thầy là người đàn ông hiếm hoi được vợ trao cho cô em gái để nối duyên ngay trước khi bà qua đời. Với thầy, cả hai bà vợ đều là những người phụ nữ tuyệt vời.

Chuẩn bị rời trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Ngọc Ký được gặp nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong buổi gặp gỡ ấy, nguyên Thủ tướng đã hỏi Ký chuyện vợ con của cậu đến đâu rồi? Ký chợt bối rối về câu hỏi của bác Đồng rồi e thẹn trả lời: “Dạ thưa bác, cháu không dám nghĩ đến chuyện vợ con vì cháu biết sức khỏe của mình không được bình thường như những người khác. Bây giờ cháu chỉ lo có một công việc ổn định làm phụ giúp bố mẹ.

(Nguồn: Internet)

Bấy giờ bác Đồng liền bác bỏ ý nghĩ đó của Ký và khuyên Ký đừng nên tự ty, mặc cảm với bản thân mình. Ký đã vượt qua được mặc cảm bản thân để vươn lên thành người có ích cho xã hội thì không có lý gì cậu lại bỏ dở hạnh phúc của mình. Sau lần gặp ấy, Ký như được tiếp thêm sức mạnh, trong đầu Ký bắt đầu mơ về một hạnh phúc nhỏ nhoi phía trước.

Trong những ngày ngắn ngủi về nhà chờ đợi phân công công việc, một buổi sáng mùa thu xanh mát, ông anh kết nghĩa Đặng Yên Chi dẫn theo một cô em gái vợ Bùi Thị Nhiễu xuống nhà Ký chơi. Vừa gặp nhau lần đầu tiên, hai ánh mắt như có hồn cứ ánh lên những tia sét ái tình. Cuộc gặp gỡ chóng vánh chưa nói được gì đã phải chia tay, đến khi tiễn anh Chi và Nhiễu về rồi, Ký cứ thấy bâng khuâng vương vấn.

(Nguồn: Internet)

Sau những tia sét ái tình mãnh liệt xuất phát từ hai phía, họ chia tay nhau và hẹn ngày tái ngộ. Đúng nửa tháng sau, cô Nhiễu một mình đạp xe vượt 30 cây số xuống thăm Ký.

Giữ cô Nhiễu ở lại, thầy Ký đã gửi gắm lời hẹn ước với người yêu qua những vần thơ: “Tối nay hai đứa bên thềm/ Trời không trăng, đất dịu hiền lặng im/ Khuya về thăm thẳm màn đêm/ Vẫn đôi mắt ấy ánh lên sắc hồng/ Đây của em cả tấm lòng/ Một mình anh trọn giữa vòng yêu thương/ Đây của anh cả yêu thương/ Xin dành em hết/ Bốn phương đất trời”.

(Nguồn: Internet)

Đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt, song cặp đôi đã vấp phải sự phản đối từ phía gia đình cô Nhiễu. Mấy ai tin được một người con gái xinh đẹp lại chọn người yêu, người chồng tật nguyền, liệt hai cánh tay.

Nhưng rồi, nhờ sự vun đắp lặng lẽ, hiệu quả của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: “Cụ cứ gả cô Nhiễu cho chú Ký đi. Trên đời này ai cũng sẽ chết hết, chỉ riêng mỗi nhà văn, nhà thơ không chết”. Thế là bố vợ thầy đồng ý và đám cưới diễn ra.

Vượt qua mọi rào cản, cuối cùng Nguyễn Ngọc Ký đã có vợ ở tuổi 23. Hai người sống với nhau thật hạnh phúc. Ba đứa con, hai gái một trai chào đời trong niềm vui khôn xiết. Khó khăn, gian khổ không làm Ký nao núng bởi trên đời này còn điều gì gian khó mà Ký chưa vượt qua đâu. Hai vợ chồng đều làm nghề giáo, những khi vợ bận con nhỏ không lên lớp ông lại đứng giảng thay vợ.

(Nguồn: Internet)

Năm 1994, trong khi đang công tác ở miền Nam thì bà Nhiễu bị tai biến mạch máu não phải nhập viện. Từ Nam, ông bỏ hết công việc ra Hà Nội chăm vợ. Hai tháng trời ròng rã ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh tình không thuyên giảm, ông tiếp tục đưa vợ vào TP. HCM chữa trị. Sau 7 năm gồng mình chống trả với những di chứng của bệnh bại não, mặc dù được chồng con hết mực chăm sóc, chạy chữa nhưng rồi năm 2000, bà Nhiễu rời bỏ ông và các con.

Trong cảnh thập tử nhất sinh, vợ ông nhắn nhủ: “Nếu như em có mệnh hệ nào thì anh cố gắng thương lấy “cái Đậu” vì chồng nó cũng mất sớm. Giúp dì dạy dỗ các con”.

(Nguồn: Internet)

Theo lời căn dặn của chị ruột trước khi mất, cô Đậu – khi ấy đã góa chồng và có 2 con riêng – thay chị chăm sóc thầy Nguyễn Ngọc Ký. Cả thầy và cô đã phải vượt qua nỗi ái ngại ban đầu, sự phản đối của các con để sau đó về chung sống dưới một mái nhà đến tận bây giờ.

(Nguồn: Internet)

(Nguồn: Internet)

Trong bữa ăn thân mật của Gõ cửa thăm nhà, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký chưa bao giờ ngần ngại khi bày tỏ những lời nói yêu thương, đậm chất “ngôn tình” dành cho bà xã U70 khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.