NSND Trịnh Thịnh là gương mặt quen thuộc với người xem từ những năm 1960, 1970. Những vai diễn của NSND Trịnh Thịnh cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với khán giả, dù là vai hài hay bi.

NSND Trịnh Thịnh tên thật là Trịnh Văn Thịnh, sinh năm 1926 tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông theo học “trường Tây” do Pháp mở. Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê đặc biệt với điện ảnh. Tuy nhiên, các hoạt động điện ảnh của Việt Nam khi đó còn hạn chế, bó hẹp trong vài buổi chiếu phim công cộng ở các rạp Hàng Da, Hàng Quạt, những nơi Trịnh Thịnh thường lui tới khi còn là một cậu bé.

Trịnh Thịnh sớm có đam mê với điện ảnh nhưng không có điều kiện tham gia do hoạt động này tại Hà Nội trước năm 1954. Ban đầu ông công tác tại Ngân hàng Đông Dương, Sau năm 1954, ngân hàng Đông Dương đóng cửa, Trịnh Thịnh, lúc ấy đã gần 30 t.uổi, phải làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống cho tới khi trúng tuyển cuộc thi tuyển diễn viên lồng tiếng cho một hãng xuất nhập khẩu phim của Liên Xô vào năm 1956, đồng thời bắt đầu tham gia vào hoạt động điện ảnh chuyên nghiệp với tư cách diễn viên lồng tiếng.

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 1

Khi Hãng phim truyện Việt Nam làm bộ phim đầu tiên mang tên “Chung một dòng sông” vào thập niên 1950, Trịnh Thịnh được đạo diễn Phạm Kỳ Nam mời tham gia vai trợ lý Liêu. Không được đào tạo bài bản nhưng với kinh nghiệm của một diễn viên lồng tiếng, nghệ sĩ đã hoàn thành tốt vai diễn. Phim ra mắt vào mùa hè năm 1959.

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 2

Sau bộ phim này, Trịnh Thịnh được mời tham gia nhiều vai diễn khác như: vai thằng Bờm trong phim Thằng Bờm, ông Củng trong Vợ chồng anh Lực, người cha trong Lá ngọc cành vàng, lão thuyền chài trong Lời nguyền một dòng sông, ông chủ tịch huyện trong Thị trấn yên tĩnh, phim Vợ chồng A Phủ, Xích lô… Trong đó, vai diễn phó chủ tịch huyện trong phim “Thị trấn yên tĩnh” và vai ông nội Bờm trong phim “Thằng Bờm” đã thành công vang dội và mang về cho ông giải Bông sen vàng cho hạng mục “Nam diễn viên xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1988.

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 3

“Thằng Bờm”

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 4

“Vợ chồng A Phủ”

Còn ở vai ông lão thuyền chài của NSND Trịnh Thịnh trong “Lời nguyền của dòng sông” của đạo diễn Khải Hưng được xem là vai “bi” đầu tiên mà ông đảm nhận. Vai diễn này đã một lần nữa cho thấy sự năng khiếu thiên bẩm và sự đa sắc đa tài của ông trong nghệ thuật thứ bảy. Đạo diễn Khải Hưng chia sẻ, ông hoàn toàn bất ngờ về sự thành công của bộ phim này bởi khi làm phim này ông còn rất trẻ. Có được sự thành công đó là nhờ một phần công không nhỏ của NSND Trịnh Thịnh. Đạo diễn Khải Hưng cũng thừa nhận, khi thực hiện bộ phim này ông đã được NSND Trịnh Thịnh chỉ dạy rất nhiều thứ.

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 5

“Lời nguyền của dòng sông”

Với vẻ ngoài phúc hậu, Trịnh Thịnh thường xuyên được các đạo diễn tin tưởng giao cho vai cụ già nhà quê và chủ yếu là vai hài. Tuy nhiên, vai diễn ấn tượng nhất của ông là nhân vật ông Củng trong Vợ Chồng Anh Lực. Vai diễn này cũng đã trở thành biệt danh của ông.

NSND Trịnh Thịnh cũng là gương mặt được nhiều đạo diễn Việt kiều và đạo diễn nước ngoài mời tham gia các dự án phim lớn như phim Xích lô của Trần Anh Hùng và trong phim Đông Dương của Régis Wargnier. Trong Đông Dương, Trịnh Thịnh đóng vai Minh, một thuộc hạ của cảnh sát thực dân Pháp. Ông là một trong số các diễn viên Việt Nam (có Như Quỳnh, Phạm Linh Đan, Mai Châu, Ngô Quang Hải) may mắn được góp mặt trong dự án đình đám này, dù chỉ với vai phụ nhỏ

Trong suốt 60 năm tham gia nghệ thuật, NSND Trịnh Thịnh đã sống đến tận cùng những buồn vui sướng khổ của những vai diễn mà ông yêu quý nên tất cả các vai diễn của ông trong nghệ thuật thứ bảy đều hết sức sinh động. Ông từng tâm sự: “Tôi xuất hiện không phải để hài, mà để gửi gắm tâm trạng bi hài của tôi, của một cõi người đến những cõi người. Khi đã xuất hiện trong nhiều vai hài, hễ thấy mặt tôi trên phim là khán giả đã cười. Vì thế với vai ông lão thuyền chài trong “Lời nguyền một dòng sông”, nếu tôi xuất hiện mà khán giả cười thì… thất bại”.

Nghệ sĩ Trịnh Thịnh về hưu năm 1989. Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Bộ phim cuối cùng mà Trịnh Thịnh tham gia diễn xuất là phim Tết này ai đến xông nhà ra mắt năm 2002 của đạo diễn Trần Lực.

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 6

“Tết này ai đến xông nhà”

Bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh – phu nhân của NSND Trịnh Thịnh cho biết, từ sau bộ phim “Tết này ai đến xông nhà” vào năm 2002 của đạo diễn Trần Lực, NSND Trịnh Thịnh không còn tham gia đóng phim vì sức khỏe ngày một yếu dần. Hơn 10 năm qua, ông chống chọi với rất nhiều căn bệnh của t.uổi già. Ông từng cắt bỏ túi mật (2007), bị ngã gãy xương đùi (2011), nhồi m.áu cơ tim (2012), thậm chí có hai lần ốm thập tử nhất sinh…. Ông cũng 4 lần phải nhập viện cấp cứu và tưởng chừng không thể qua khỏi.

NSND Trịnh Thịnh với bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh có tất cả 5 người con. Thời điểm khó khăn nhất, ông bà cùng “chung vai đấu cật” để nuôi các con khôn lớn. Biết ông đam mê nghệ thuật nên bà thầm lặng nhận phần thiệt về mình để ông có thể tận tâm tận sức cống hiến cho các vai diễn. Năm 2011, cô con gái lớn sống ở Ba Lan đã đứng ra “tác động” để tổ chức đám cưới vàng cho ông bà tại khách sạn Đông Nam Á.

NSND Trịnh Thịnh: Cây đại thụ của nền điện ảnh Việt, 60 năm nếm trọn bi - hài qua nhiều vai diễn - Hình 7

Trong cuộc sống vợ chồng, cũng có những lúc “cơm không lành, canh không ngọt” nhưng vợ chồng ông vẫn giữ được tình yêu và hạnh phúc bởi: “Thời còn trẻ, chúng tôi ít gặp nhau, vì vậy chẳng còn thời gian để hờn giận, mà nhìn cái khuôn mặt hài của ông ấy, tôi lại bật cười thì làm sao mà giận được” – bà Khanh nói.

Trong mắt bà Khanh, NSND Trịnh Thịnh là một người đàn ông chu đáo, thật thà và cẩn thận. Ông hài hước trên phim nhưng khi giáo dục con lại rất nghiêm khắc. Những năm tháng cuối đời, sau khi đã lo lắng cuộc sống cho 5 người con trưởng thành, ông bà về chăm sóc nhau trong một căn hộ thuộc khu chung cư ở phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội). Các con sống ở tầng trên nên vẫn thường xuyên qua lại, thay nhau chăm sóc bố mẹ mỗi khi “trái gió trở trời”.

Tham gia phim ảnh chủ yếu với những vai nhỏ song Trịnh Thịnh vẫn được khán giả nhớ đến bởi gương mặt hiền lành và chiếc mũi to to, là người ông trên màn ảnh trong t.uổi thơ nhiều người. Nay cố nghệ sĩ đã về bên kia thế giới và để lại trong lòng khán giả nhiều niềm thương nhớ thì những đóng góp của ông với điện ảnh nước nhà vẫn còn mãi.